Chúng tôi tìm đến ngôi nhà 3 tầng, nằm sâu trong khu tập thể Bóng đèn Rạng Đông của vợ chồng anh Dũng, con trai ông Minh.
Ngôi nhà khang trang bật đèn sáng nhưng khóa cửa ngoài. Hàng xóm bảo mấy hôm nay không thấy ông Minh ra ngoài như mọi bận, anh con trai đi làm từ sáng tới tối còn chị Thành, cô con dâu đã đi giao hàng cho khách.
Con cái sợ hàng xóm nghĩ ông Nguyễn Văn Minh bị thần kinh nên mới đi bóc, xé các tờ rơi. |
Khoảng 2 tiếng sau, chị Thành đạp xe về nhưng thấy người lạ hỏi ông Minh, chị nhát gừng: "Ông nhà chị không có nhà, ông lên nhà con gái từ hôm chủ nhật rồi". Có hỏi gì chị Thành cũng bảo ông bị lẫn, cứ lang thang suốt 3 năm nay rồi.
"Ông già rồi khó tính lắm, ăn uống ông cũng có ăn cùng con cái đâu. Đến bữa là ông lại mang cơm lên phòng riêng trên tầng 2 rồi ăn một mình. Bố con trong nhà nhưng cũng ít chia sẻ, trò chuyện vì ông lẫn mà...", chị Thành chia sẻ.
Chị bảo, có nghe hàng xóm bảo ông bị làm sao mà cứ lang thang hay ông bị thần kinh nên hai vợ chồng đi theo cũng thấy ông bóc bóc. Có lần vợ chồng chị góp ý, nhưng ông chỉ im lặng bỏ lên phòng đóng cửa mà không nói không rằng.
"Ông già rồi khó tính lắm, ăn uống ông cũng có ăn cùng con cái đâu. Đến bữa là ông lại mang cơm lên phòng riêng trên tầng 2 rồi ăn một mình. Bố con trong nhà nhưng cũng ít chia sẻ, trò chuyện vì ông lẫn mà...", chị Thành chia sẻ.
Chị bảo, có nghe hàng xóm bảo ông bị làm sao mà cứ lang thang hay ông bị thần kinh nên hai vợ chồng đi theo cũng thấy ông bóc bóc. Có lần vợ chồng chị góp ý, nhưng ông chỉ im lặng bỏ lên phòng đóng cửa mà không nói không rằng.
Biết ông khó tính, vợ chồng chị cũng kệ, ông thích làm gì thì làm. Nói ra lại sợ ông buồn, chị Thành tâm sự.
Cô T. hàng xóm nhà cho biết, ông Minh cũng thuộc người già khó tính, rất ít khi có sự giao lưu, trò chuyện với hàng xóm. Hàng ngày chỉ thấy ông Minh rời nhà lúc 9h sáng đến trưa mới về, chiều 4h ông rời nhà và về lúc 6h tối.
Theo cô T. ông Minh có một thói quen tập thể dục hàng ngày nên mọi người cũng chỉ nghĩ ông đi tập thể dục chứ không ai biết ông đi bóc, xé tờ rơi. Cô T. bảo không có chuyện ông Minh bị lẫn, hay thần kinh, ông 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe, minh mẫn lắm.
Tôi thấy việc ông đi bóc xé tờ rơi làm sạch đường phố là tốt chứ cũng chẳng có gì là xấu. Nhưng chắc là con cái họ ngại họ nói vậy thôi, cô T. chia sẻ.
Hà Nội vốn là thùng rác, vứt thêm tí rác cũng chả sao
Anh Nguyễn Văn Phương (45 tuổi, lái xe ôm ngay đầu khu tập thể Bóng đèn Rạng Đông) nhiều lần chứng kiến ông Minh đi bộ bóc xé tờ rơi.
Anh Nguyễn Văn Phương (45 tuổi, lái xe ôm ngay đầu khu tập thể Bóng đèn Rạng Đông) nhiều lần chứng kiến ông Minh đi bộ bóc xé tờ rơi.
Anh hài hước: Ông ấy không lẫn đâu, có khi còn tinh hơn anh em mình. Nhưng ông ấy làm thế chả giải quyết được gì, có khi còn khiến người ta bực mình.
Hà Nội vốn đã là thùng rác, vứt thêm tí rác cũng chả sao |
Anh Phương bảo, ông có bóc thì họ lại dán, trông còn bẩn hơn. Cũng có đứa còn cảm ơn ông ấy đã tạo thêm cho chúng nó việc làm, nếu ông ấy không bóc thì chủ không thuê nữa nhưng ông ấy bóc đi bắt buộc chủ phải thuê dán lại..., anh Phương bình luận.
Anh Phương thản nhiên nói: "Hà Nội vốn đã là một bãi rác, có vứt thêm tí rác cũng chả ảnh hưởng gì", cũng giống như khách Tây họ vào khu nhà anh họ nói đó là khu ổ chuột. Đã là chuột thì phải tha rác về thế thôi".
Anh Phương thản nhiên nói: "Hà Nội vốn đã là một bãi rác, có vứt thêm tí rác cũng chả ảnh hưởng gì", cũng giống như khách Tây họ vào khu nhà anh họ nói đó là khu ổ chuột. Đã là chuột thì phải tha rác về thế thôi".
Cứ như mấy khu như chung cư cao cấp hoặc khu thương mại thì ai vào đó mà dán tờ rơi. Theo anh Phương, những bảng quảng cáo to đùng giăng khắp trước mặt nhà, trên vỉa hè, lòng phố trông còn bẩn hơn gấp trăm lần mấy cái tờ rơi kia. Hơn nữa, ông Minh làm như vậy nhiều khi vô tình đã lấy mất cơ hội tìm việc làm của những người khác.
Anh Phương đặt câu hỏi, việc xử lý cũng rất đơn giản tại sao không làm? Chỉ cần cắt mất số điện thoại trên các biển quảng cáo thì có dán quảng cáo cũng bằng thừa, cứ thử làm như vậy một vài lần xem, họ còn dán tờ rơi, còn giăng quảng cáo nữa không?
Còn theo anh Hưng (50 tuổi, khu tập thể Bóng đèn Rạng Đông), việc ông Minh làm chưa chắc đã làm sạch đẹp đường phố có khi trông còn bẩn mắt hơn.
Anh Phương đặt câu hỏi, việc xử lý cũng rất đơn giản tại sao không làm? Chỉ cần cắt mất số điện thoại trên các biển quảng cáo thì có dán quảng cáo cũng bằng thừa, cứ thử làm như vậy một vài lần xem, họ còn dán tờ rơi, còn giăng quảng cáo nữa không?
Còn theo anh Hưng (50 tuổi, khu tập thể Bóng đèn Rạng Đông), việc ông Minh làm chưa chắc đã làm sạch đẹp đường phố có khi trông còn bẩn mắt hơn.
"Cứ nhìn những tờ giấy dán trên tường, bình thường nó vuông vắn còn dễ nhìn giờ ông ấy đi bóc, xé nhom nhem trông còn bẩn hơn"
Hơn nữa, tôi thấy dán tờ rơi cũng chả ảnh hưởng đến ai, đôi khi còn có ích cho xã hội như sinh viên tìm việc nhà, công nhân tìm việc... Ông có xé cũng chẳng thể ngăn cản người ta không dán, có khi còn dán nhiều hơn, anh Hưng bày tỏ.
Anh Hưng cho rằng ông Minh không nên làm như thế nữa, ông có làm như vậy cũng không giải quyết được gì. Theo anh Hưng việc làm của ông Minh là không cần thiết, mất thời gian mà lại không hiệu quả.
"Muốn làm sạch đường phố thì phải sờ gáy các ông lớn trước, nhìn đường phố hoa cả mắt toàn chữ xanh chữ đỏ, hình gà hình chó rối cả mắt. Làm sạch môi trường không phải một cá nhân có thể làm được, phải có giải pháp đồng bộ, chính quyền phải ra tay chứ một mình ông Minh thì làm sao làm được", anh Hưng chia sẻ.
"Muốn làm sạch đường phố thì phải sờ gáy các ông lớn trước, nhìn đường phố hoa cả mắt toàn chữ xanh chữ đỏ, hình gà hình chó rối cả mắt. Làm sạch môi trường không phải một cá nhân có thể làm được, phải có giải pháp đồng bộ, chính quyền phải ra tay chứ một mình ông Minh thì làm sao làm được", anh Hưng chia sẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét